Sơ khởi ban đầu Quy_thức_kiến_trúc_cổ_Việt_Nam

Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không hẳn là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ sáp nhập văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian nên đa số những công trình cổ còn hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Lê Trung Hưng (thế kỷ 16) đến thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19-20). Kiến thức về kiến trúc thời -Trần, vốn được xem là thời kỳ văn minh rực rỡ nhất của Đại Việt, từng sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc, nhưng về di tích cổ thì số còn sót lại rất ít.

Những nền đất còn lại của các ngôi chùa từ thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu dù không trọn vẹn có nhiều chi tiết được thay thế vẫn chứng minh được quy mô và kỹ thuật xây cất của hai triều Lý Trần. Tuy vậy, số công trình cho đến thế kỷ 20 còn lại trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay cũng minh định khá rõ cách thức xây dựng trong dân gian và nơi cung đình, tạo nên "quy thức kiến trúc cổ Việt Nam". Nên lưu ý nhiều giá trị văn hóa kiến trúc của Việt Nam từ trước thời Lê Trung Hưng đã không được tiếp nối, vì thế những quy thức kiến trúc này có thể sẽ không áp dụng cho các kiến trúc của các thời kỳ trước đó.

Kiến trúc cung đình

Điện Thái Hòa và sân chầu

Kiến trúc dân gian

Kiến trúc cung đình và dân gian Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc chuộng dùng gạch hay đá của nhiều vùng khác trên thế giới như lân bang Campuchia.